Hepsi
Bài viết phổ biến
Ngữ pháp Tiếng Anh
Tiếng Anh cho trẻ em
Tiếng Anh hàng ngày
Tiếng Anh Kinh doanh
Popüler Günlük İngilizce
Popüler İngilizce Gramer
Popüler İngilizce Şarkılar
Popüler Paylaşımlar
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Lütfen Dil Seçin
English
Türkçe
Português
عربي
日本
Tiếng Việt
한국어
Popüler Paylaşımlar
Hepsi
Bài viết phổ biến
Ngữ pháp Tiếng Anh
Tiếng Anh cho trẻ em
Tiếng Anh hàng ngày
Tiếng Anh Kinh doanh

8 Thí Nghiệm Khoa Học Thú Vị Và An Toàn Cho Trẻ

Thí nghiệm khoa học cho trẻ đang là xu hướng giáo dục hiện đại được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Thí nghiệm STEM không chỉ tạo cơ hội để trẻ rèn luyện khả năng quan sát nhạy bén, việc tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học như vậy cũng tạo tiền đề để trẻ hình thành tư duy phản biện, đa chiều từ sớm. Qua bài viết sau đây, EnglishCentral sẽ giới thiệu 8 Thí nghiệm khoa học thú vị, đơn giản và an toàn cho trẻ em.

Thí nghiệm STEM

STEM là thuật ngữ dùng để chỉ những lĩnh vực học thuật chính là Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics).
Có thể nói STEM là xương sống để phát triển khoa học và công nghệ. Nó cũng được áp dụng để giải quyết những thách thức lớn, những vấn đề nóng bỏng của toàn cầu trong thời hiện đại.

Thí nghiệm STEM nói chung và các thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non nói riêng là những hoạt động thực hành, nghiên cứu về những lĩnh vực kể trên. Thông qua các thí nghiệm đó, trẻ sẽ hiểu rõ hơn và ứng dụng thực tế của những khái niệm học thuật. Từ đó, sự ham học hỏi, tính sáng tạo và tư duy logic của trẻ cũng phát triển vượt trội.

Những thí nghiệm STEM thú vị cho trẻ em

Sau đây là 8 thí nghiệm STEM đơn giản bố mẹ và thầy cô có thể cho trẻ thực hành tại nhà hoặc ở lớp:

Thí nghiệm STEM dầu và nước

Thí nghiệm này rất đơn giản, không chỉ giúp trẻ hiểu về tính chất cơ bản của dầu và nước mà còn khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của trẻ.
Nguyên liệu cần có: chuẩn bị dầu ăn, một ít màu thực phẩm và một cốc nước lọc.
Cách làm:
– Đầu tiên, đổ nước lọc vào cốc khoảng một nửa cốc, sau đó thêm một ít màu thực phẩm vào nước và khuấy đều.
– Tiếp theo, đổ dầu ăn vào phần còn lại của cốc.
Kết quả: Màu thực phẩm sẽ hoà tan trong nước, trong khi nước và dầu không hòa tan vào nhau, tạo thành hai lớp rõ rệt.
Lý giải: Sự khác biệt trong độ dày và tính chất của nước và dầu là lý do tại sao chúng không hòa tan vào nhau và tạo thành hai lớp riêng biệt khi trộn lẫn vào nhau.

Thí nghiệm STEM sữa ma thuật

Thí nghiệm với sữa này sẽ làm bé cảm thấy cực kỳ hào hứng và ngạc nhiên.
Nguyên liệu cần có: chuẩn bị một ít sữa, một số màu thực phẩm dạng lỏng hoặc gel, xà phòng rửa chén, tăm bông hoặc băng gạc, cùng một chiếc dĩa.
Cách làm:
– Đổ một lớp mỏng sữa vào dĩa, sau đó thêm một vài giọt màu thực phẩm vào sữa.
– Tiếp theo, nhúng tăm bông vào xà phòng rửa chén và đặt tăm bông vào sữa, ấn xuống một chỗ và giữ trong khoảng 15 giây
– Sau đó cùng quan sát hiện tượng diễn ra.
Kết quả: các màu sẽ bắt đầu trộn lẫn và lan rộng ra trong sữa. Những mảng màu sẽ xoay vòng và di chuyển khỏi vùng có xà phòng rửa chén.
Lý giải:
– Điều này xảy ra do cấu trúc của sữa được tạo thành bởi các khoáng chất, protein, và chất béo, khi tiếp xúc với xà phòng rửa chén, chất béo trong sữa bắt đầu phân hủy.
– Với sự hỗ trợ của màu thực phẩm, trẻ em có thể dễ dàng quan sát và hiểu rõ hơn về cách các phân tử xà phòng tương tác và di chuyển xung quanh trong sữa.

Thí nghiệm dung nham phun trào

Có thể nói đây là phiên bản tiên tiến hơn của thí nghiệm dầu và nước. Trong lúc thực hiện, cha mẹ cần chú ý để trẻ không được đưa các nguyên liệu lên miệng.
Nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm dầu thực vật, nước, màu thực phẩm, viên sủi vitamin C và một chai hoặc cốc nhựa hay thủy tinh.
Cách làm:
– Hoà tan màu thực phẩm vào khoảng một nửa cốc nước.
– Sau đó, đổ dầu thực vật vào khoảng ba phần tư cốc.
– Tiếp theo, thêm nước màu vào cốc cho đến khi lượng chất lỏng cách mặt trên khoảng 1-2 phân.
– Cuối cùng, thả viên sủi vitamin C vào hỗn hợp trong cốc.
Kết quả: Trong quá trình thực hiện, trẻ sẽ được chứng kiến hiện tượng dung nham phun trào từ hỗn hợp trong cốc.
Lý giải:
– Điều này xảy ra vì nước màu và dầu thực vật không hòa vào nhau do nước nhẹ hơn dầu.
– Viên sủi phản ứng với nước màu tạo ra khí carbon dioxide.
– Các bọt khí này sẽ dính vào màu của nước và tạo ra hiện tượng thú vị “dung nham phun trào”.

Thí nghiệm phân biệt trứng sống và chín

Nguyên liệu: Chuẩn bị một quả trứng chín và một quả trứng sống.
Cách làm:
– Xoay cả hai quả trứng tại chỗ và quan sát.
Quả trứng nào quay nhiều hơn thì đó là trứng chín, còn quả trứng chỉ lắc lư là trứng sống.
Lý giải: Trứng chín có cấu trúc rắn nên trọng tâm của nó giữ nguyên, trong khi trứng sống có chất lỏng bên trong, dẫn đến việc trọng tâm bị thay đổi liên tục, làm trứng khó xoay hơn.

Thí nghiệm khoa học chìm hay nổi

Thí nghiệm này sẽ kích thích sự tò mò của trẻ vì giúp trẻ hiểu lý do đằng sau hiện tượng chìm và nổi của các vật liệu trong nước.
Nguyên liệu: Các loại quả như: cam, táo, xoài, quýt,… một số đồ vật như thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thủy tinh rỗng, một chậu nước lớn
Cách làm: Thả từng loại quả và đồ vật đã chuẩn bị vào chậu nước và quan sát xem chúng nổi lên hay chìm xuống.
Lý giải:
– Hiện tượng chìm hoặc nổi của mỗi vật thể phụ thuộc vào khối lượng riêng, tính chất và hình dạng cụ thể của vật đó trong nước.
– Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn các nguyên tắc cơ bản về định luật Archimedes và tính chất vật lý của chất lỏng.

Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn các màu sắc

Nguyên liệu: Ba cốc nước và ba loại màu sắc: đỏ, vàng, xanh dương.
Cách làm:
– Hoà tan từng loại màu vào từng cốc nước để tạo ra cốc nước có đỏ, vàng và xanh.
– Để tạo ra màu tím chỉ cần pha màu xanh dương và màu đỏ. Muốn tạo ra màu cam thì trộn màu đỏ và màu vàng.
– Khi trộn màu xanh dương và màu vàng, bạn sẽ được màu xanh lá cây.
Kết quả: Như vậy, sau khi trộn hai màu sắc với nhau ta sẽ tạo ra một màu thứ ba, đây là kết quả của việc pha trộn các màu sắc.

Thí nghiệm bóng bay bị chọc que mà không vỡ

Nguyên liệu: Một quả bóng bay, que tre nhọn và dầu hoặc là mỡ thực vật.
Cách làm:
– Thổi quả bóng cho đến khi nó đạt độ căng nhất định và buộc chặt.
– Lấy que tre nhọn nhúng vào dầu hoặc mỡ thực vật, đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sậm đến chỗ đáy của quả bóng cũng có màu sậm.
– Quan sát và thấy rằng quả bóng không bị vỡ.
Lý giải:
– Cấu trúc phân tử đặc biệt của cao su trong quả bóng tạo nên một mạng lưới chặt chẽ.
– Khi một vùng nhất định trên bề mặt quả bóng bị đâm, mạng lưới phân tử này không bị phá vỡ đến mức có thể gây nổ.
Nếu đâm vào vùng không căng quá nhiều, mạng lưới phân tử có thể giữ nguyên tính nguyên vẹn và không gây ra hiện tượng nổ.

Câu Hỏi Thường Gặp Về 8 Thí Nghiệm Khoa Học Thú Vị Và An Toàn Cho Trẻ (FAQ)

1. Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non có an toàn không?
Các thí nghiệm khoa học được thiết kế dành cho trẻ mầm non đều sử dụng các vật liệu an toàn và không gây hại. Tuy nhiên, trẻ nên được giám sát bởi người lớn khi thực hiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

2. Thí nghiệm khoa học giúp ích gì cho sự phát triển của trẻ?
Thí nghiệm khoa học giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và kích thích sự tò mò. Đồng thời, trẻ học được các khái niệm khoa học cơ bản một cách vui vẻ và thú vị.

3. Làm thế nào để giữ cho trẻ hứng thú với các thí nghiệm?
Hãy chọn các thí nghiệm có kết quả thú vị và dễ hiểu, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện thí nghiệm. Hãy biến mỗi thí nghiệm thành một câu chuyện hoặc trò chơi nhỏ để tăng sự hấp dẫn.

4. Tôi nên giải thích cho trẻ như thế nào về các hiện tượng khoa học?
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và liên hệ với những gì trẻ đã biết.

Thí nghiệm khoa học là một hoạt động vô cùng bổ ích và lý thú dành cho trẻ em. Thông qua các thí nghiệm đơn giản, an toàn và thú vị, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, kích thích trí tò mò, phát triển tư duy logic, kỹ năng sáng tạo và nhiều kỹ năng khác.
Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ tham gia các thí nghiệm khoa học để giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Hãy cùng biến ngôi nhà của bạn thành phòng thí nghiệm khoa học bổ ích cho trẻ nhé!

Nếu bạn muốn học Tiếng Anh hãy truy cập EnglishCentral – nền tảng học trực tuyến với công nghệ nhận diện giọng nói và các buổi học riêng 1-1 trực tuyến với giáo viên.
Với hơn 20.000 video tương tác, bạn có thể nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng phát âm, cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đăng ký ngay tại EnglishCentral để bắt đầu con đường chinh phục tiếng Anh.

Những Việc Làm Ý Nghĩa Nhân Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6
30 Câu Nói Khuyến Khích Tạo Động Lực Cho Con Bằng Tiếng Anh